BÀI GIẢNG KHOA VIỄN THÔNG (68)



Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 68 tài liệu

  • Lập trình nhúng (new ).pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Chiến Trinh; Ngô, Thị Thu Trang; Trần, Huy Long (2023)

  • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lập trình nhúng bao gồm kiến trúc phần mềm nhúng, cách biểu diễn số và dữ liệu, ngôn ngữ và môi trường phát triển; Kỹ thuật lập trình nhúng bao gồm tác vụ, tiến trình và quá trình lập lịch, truyền thông và đồng bộ trong lập trình nhúng, xử lý các ngắt; Xây dựng hệ nhúng tổ hợp phần cứng và phần mềm.. Cụ thể cấu trúc của bài giảng bao gồm 4 chương với các nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Giới thiệu lập trình hệ thống nhúng, Chương 2: Thiết lập môi trường lập trình nhúng, Chương 3: Lập trình hệ thống nhúng, Chương 4: Một số kĩ thuật lập trình nhúng.

  • BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VÀ ỨNG DỤNG IOT (new ).pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Chiến Trinh; Bùi, Quang Trung; Nguyễn, Thu Nga (2023)

  • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng hợp, cập nhật và khái quát về các xu hướng kỹ thuật, giải pháp IoT hiện đại, tăng cường khả năng vận dụng, ứng dụng thực tế các kiến thức, kỹ thuật nền tảng về các hệ thống IoT thông minh và ứng dụng trong các lĩnh vực phổ biến như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, .... Gồm 5 chương: Chương 1: Thiết kế hệ thống IoT, Chương 2: Phần cứng và phần mềm thiết bị IoT, Chương 3: Công nghệ hệ thống IoT, Chương 4: Lập trình mạng, Chương 5: Phát triển ứng dụng IoT.

  • Bài giảng Hệ thống cảm biến 2023.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Bùi Quang Trung; Nguyễn Thị Thu Hằng (2023)

  • Cung cấp cho sinh viên từ các kiến thức cơ bản về hệ thống cảm biến như khái niệm, cấu tạo, phân loại, ứng dụng và thiết kế hệ thống cảm biến, cách thức thu thập, xử lý, các chuẩn và giao thức truyền thông trong hệ thống cảm biến. Gồm ba chương: Chương 1 Tổng quan về hệ thống cảm biến, Chương 2 Thu thập dữ liệu trong hệ thống cảm biến, Chương 3 Chuẩn và các giao thức truyền thông trong hệ thống cảm biến

  • BG MANG Truyen thong VO TUYEN 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Phạm, Thị Thúy Hiền; Nguyễn, Viết Đảm (2022)

  • Bài giảng bao gồm các khái niệm cơ bản về truyền thông tần số vô tuyên, bộ phát, bộ thu, ăng-ten, các tiêu chuânt IEEE 802.15.1 và Bluetooth, IEEE 802.15.4 và ZigBee cho mạng cá nhân không dây tốc độ thấp, IEEE 802.11a/b/g/n/ac /ad và các tiêu chuẩn sắp tới /ax và /ay cho mạng cục bộ không dây (Wi-Fi), IEEE 802.16 (WiMAX) và mạng đô thị không dây quang không gian tự do FSO (hồng ngoại), sự phát triển của công nghệ di động cho đến 5G và mạng diện rộng không dây vệ tinh, và cuối cùng là nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và giao tiếp trường gần (NFC). Nhiều khía cạnh của sự cùng tồn tại (khả năng của hai hoặc nhiều công nghệ này hoạt động trong cùng một không gian vật lý) cũng đượ...

  • BAI GIANG THIET KE HIEU NANG MANG 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Hoàng, Trọng Minh; Nguyễn, Thanh Trà; Dương, Thị Thanh Tú; Phạm, Anh Thư (2022)

  • Bài giảng được bố cục thành 5 chương như sau: Chương 1 - Tổng quan về thiết kế và hiệu năng mạng – khái quát các vấn đề liên quan tới lĩnh vực thiết kế mạng, trong đó tập trung trình bày các nguyên lý và giai đoạn thiết kế mạng. Chương 2 – Phân tích yêu cầu thiêt kế mạng – trình bày các quá trình phân tích yêu cầu bao gồm xác định, thu thập và đánh giá các yêu cầu đối với mạng. Chương 3 – Thiết kế mạng logic – trình bày các thành phần kiến trúc mạng và cách phát triển kiến trúc mạng logic. Chương 4 – Thiết kế mạng vật lý – trình bày các bước thiết kế vật lý của phương pháp thiết kế mạng từ trên xuống: lựa chọn công nghệ và thiết bị cho thiết kế mạng. Chương 5 – Kiểm thử và đ...

  • Bai giang SDN va NFV Final 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Phạm, Anh Thư; Hoàng, Trọng Minh; Nguyễn, Đình Long (2022)

  • SDN là một mạng mà trong đó các chức năng điều khiển từ phần cứng của thiết bị mạng được chuyển tập trung vào một thiết bị gọi là bộ điều khiển SDN, khiến phần cứng chỉ có các chức năng của mặt phẳng dữ liệu, một sự tách biệt giữa các chức năng điều khiển và chuyển tiếp dữ liệu. Các chức năng của mặt phẳng điều khiển được di chuyển dưới dạng các chức năng phần mềm để chạy trên phần cứng tiêu chuẩn hoặc các máy chủ ảo nằm trên nền tảng đám mây ảo hóa. NFV là một công nghệ ảo hóa chức năng mạng, ban đầu nó được hình thành bởi một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông muốn kiểm soát cách thức cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng dễ dàng hơn. Ý tưởng cơ bản của NFV là ảo hóa các dịch...

  • BAI GIANG DIEN TOAN DAM MAY 2022 .pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Hoàng, Trọng Minh; Nguyễn, Công Hùng; Nguyễn, Thanh Trà (2022)

  • Trong bài giảng này, các kiến trúc và hoạt động của điện toán đám mây được trình bày để giúp học viên năm bắt các kỹ thuật tốt nhất trong vận hành hệ thống mạng dựa trên đám mây.

  • BG Thu phat vo tuyen.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Đặng, Thế Ngọc (2022)

  • Nội dung cơ bản gồm 8 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống thu phát vô tuyến bao gồm kiến trúc tổng quát, các khái niệm cơ bản trong thiết kế thu phát vô tuyến, các tham số thiết kế hệ thống RF, số hóa đầu thu phát vô tuyến, vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và đầu cuối đa chuẩn. Chương 2: Trình bày về kiến trúc máy thu vô tuyến, trong đó tập trung giới thiệu các loại máy thu phổ biến như máy thu ngoại sai, máy thu loại bỏ tần số ảnh, máy thu biến đổi trực tiếp, các vấn đề trong thiết kế máy thu đa băng. Các vấn đề quan trọng trong máy thu vô tuyến cũng được đề cập là bộ ghép song công, méo phu tuyến và tuyến tính hóa.3 Chương 3: Tập trung trình bày các tham số...

  • BG Quy hoạch và Tối ưu mạng di động 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Viết Minh; Phạm, Thị Thuý Hiền (2022)

  • Bài giảng có cấu trúc 7 chương. Chương đầu trình bày tổng quát về quy hoạch và tối ưu mạng di động. Các chương 2, 3 và 4 trình bày quy hoạch và tối ưu cho các thành phần của mạng di động 3G UMTS, lần lượt là mạng truy nhập vô tuyến, mạng truyền dẫn và mạng lõi. Vấn đề quy hoạch và tối ưu mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi của mạng di động 4G LTE được trình bày lần lượt trong chương 5 và 6. Chương cuối của bài giảng, chương 7, dành cho quy hoạch và tối ưu của mạng di động 5G.

  • BG Mạng truyền thông quang 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Cao, Hồng Sơn; Nguyễn, Thị Thu Nga; Lê, Thanh Thuỷ (2022)

  • Cấu trúc của bài giảng bao gồm sáu chương: Chương 1: Giới thiệu về mạng truyền thông quang. Chương này giới thiệu về kiến trúc mạng truyền thông quang, các dịch vụ, chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sử dụng trong mạng. Chương 1 cũng trình bày các mạng truyền thông quang, lớp quang và xu hướng phát triển mạng truyền thông quang. Ngoài ra, trong chương còn đề cập đến hiệu năng mạng truyền thông quang. Chương 2: Các lớp khách hàng của lớp quang. Nội dung chương này giới thiệu về lớp khách hàng NG-SDH, mạng truyền tải quang (OTN) và Ethernet. Ngoài ra, nội dung chương này còn giới thiệu về lớp khách hàng IP và chuyển mạch nhãn đa giao thức. Chương 3: Mạng quang WDM. Nội dung ch...

  • BG Mang cam bien khong day 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Đặng, Thế Ngọc; Lê, Tùng Hoa (2022)

  • Bố cục bài giảng gồm ba phần:  Phần 1 (Chương 1): Trình bày các định nghĩa cơ bản trong mạng cảm biến, thách thức và giới hạn, ứng dụng, kiến trúc mạng và chồng giao thức.  Phần 2 (Chương 2-3-4): Trình bày khung kiến trúc cơ bản ba lớp gồm lớp vật lý, lớp điều khiển truy nhập môi trường và lớp mạng.  Phần 3 (Chương 5-6-7): Trình bày quản lý mạng và nút về mặt công suất, đồng bộ thời gian và định vị.

  • BG Lưu trữ và phân tích dữ liệu 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Minh Tuấn; Lê, Hải Châu (2022)

  • Bài giảng được tổ chức thành 06 chương với các nội dung chính như sau:  Chương 1. Tổng quan về lưu trữ và phân tích dữ liệu: Giới thiệu tổng quan về sự tiến hóa của hệ thống lưu trữ dữ liệu và một số công nghệ lưu trữ dữ liệu hiện nay, đồng thời trình bày các khái niệm cơ bản về phân tích dữ liệu.  Chương 2. Cấu trúc dữ liệu hướng đối tượng: Trình bày về một số giải pháp cấu trúc lưu trữ dữ liệu và đánh giá các cấu trúc khả thi.  Chương 3. Khai phá và xử lý dữ liệu thô: Giới thiệu các thách thức về xử lý dữ liệu và các vấn đề về chất lượng dữ liệu.  Chương 4. Kiến trúc cơ sở dữ liệu lớn: Giới thiệu khái niệm và kiến trúc khung tính toán, kiến trúc kho dữ liệu, kiến trúc h...

  • BG Kiến trúc và giao thức IoT 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thu Hằng; Nguyễn, Chiến Trinh; Nguyễn, Thị Thu Nga; Lê, Thanh Thuỷ (2022)

  • Nội dung bài giảng gồm 4 chương.  Chương I trình bày những khái niệm cơ bản liên quan IoT. Những vấn đề chính được đề cập bao gồm tổng quan về IoT và các khái niệm; khung cấu trúc IoT và cơ sở hạ tầng IoT. Trong phần này của tài liệu cũng xem xét về các ứng dụng IoT cũng như tiềm năng, thách thức trong lĩnh vực này.  Chương II giới thiệu về lớp ứng dụng và hỗ trợ trong kiến trúc IoT.  Chương III của tài liệu sẽ trình bày về một số giao thức chính trong IoT theo mô hình 4 lớp từ lớp ứng dụng, lớp hỗ trợ dịch vụ và ứng dụng, lớp mạng tới lớp thiết bị.  Chương IV của tài liệu giới thiệu về vấn đề an toàn trong IoT.

  • BG Kiến trúc máy tính 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thu Hiên; Đặng, Trần Lê Anh; Bùi, Trường Sơn (2022)

  • Nội dung cuốn bài giảng bao gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan về kiến trúc máy tính Chương 2. Kiến trúc tập lệnh và bộ xử lý Chương 3. Hệ thống bộ nhớ Chương 4. Xử lý song song và đa lõi Chương 5. Hệ thống vào ra

  • BG Kĩ thuật lập trình 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Trọng Trung Anh; Khuất, Văn Đức (2022)

  • Bài giảng này được bố cục thành 05 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1-Giới thiệu chung: cung cấp các kiến thức tổng quan về kĩ thuật lập trình các khái niệm cơ bản liên quan đến máy tính, các hoạt động chương trình máy tính. Ngoài ra, trong chương này, nội dung về các mô thức lập trình, chu trình phát triển tổng quát cũng cũng được đề cập. Chương 2-Lập trình cơ bản: trình bày chi tiết về ngôn ngữ lập trình C++. Những nội dung chính của chương bao gồm: Các kiến thức liên quan đến biến, kiểu dữ liệu, biểu thức, con trỏ, mảng. Ngoài ra chương học còn đề cập đến hàm và các kiểu dữ liệu có cấu trúc, luồng điều khiển chương trình cũng như việc vào ra file theo luồng. ...

  • BG Hệ thống nhúng IoT 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Chiến Trinh; Ngô, Thị Thu Trang; Nguyễn, Thị Thu Hằng (2022)

  • Bài giảng được bố cục trong 4 chương. Chương 1 giới thiệu về tổng quan hệ thống nhúng với lịch sử phát triển, kiến trúc chung của hệ thống nhúng IoT và vòng đời của một hệ thống nhúng. Chương 2 cung cấp các phân tích về cấu trúc phần cứng của hệ thống nhúng, nhấn mạnh đến tác động của các đặc trưng IoT tới nền tảng phần cứng này. Chương 3 phân tích về thành phần phần mềm của hệ thống nhúng, được tiếp cận qua ba nhóm nội dung là hệ điều hành, phần sụn và phần mềm ứng dụng. Chương 4 cung cấp các kiến thức chung về qui trình thiết kế hệ thống nhúng IoT.

  • BG He dieu hanh 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Lê, Hải Châu; Khuất, Văn Đức (2022)

  • Bài giảng này được bố cục thành 05 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1-Tổng quan về hệ điều hành: cung cấp các kiến thức tổng quan về hệ điều hành, chức năng cơ bản và các thành phần của hệ điều hành. Ngoài ra, trong chương này, nội dung về lịch sử phát triển các dòng hệ điều hành, phân loại các dòng hệ điều hành cùng một số kiến thức cập nhật về vấn đề thiết kế hệ điều hành cũng được đề cập. Chương 2-Quản lý tiến trình: trình bày chi tiết về quản lý tiến trình trong hệ điều hành, tập trung vào quản lý tiến trình trong hệ thống với một CPU và nhiều tiến trình. Những nội dung chính của chương bao gồm: khái niệm tiến trình, trạng thái tiến trình, các thao tác và thô...

  • BG Co so du lieu 2022.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Vũ, Thị Thúy Hà; Trần, Hà Nguyên (2022)

  • Nội dung bài giảng gồm được chia làm 4 chương: Chương 1: Đại cương về các hệ cơ sở dữ liệu Giới thiệu tổng quan về lý thuyết cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu, kiến trúc của một hệ quản trị CSDL, phân loại các hệ CSDL. Chương 2: Mô hình dữ liệu Trình bày tổng quan về các loại mô hình dữ liệu, đặc biệt đi sâu phân tích mô hình quan hệ thực thể E-R (Entity Relationship) để mô hình hóa các hoạt động trong thế giới thực, nhìn thế giới thực như là một tập các đối tượng căn bản được gọi là các thực thể và các mối quan hệ ở giữa các đối tượng này. Nội dung chương 2 còn trình bày mô hình dữ liệu quan hệ, các quy tắc chuyển đổi cơ sở dữ liệu từ E-R sang mô hìn...

  • BG Cau truc CSDL va giai thuat.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Vũ, Thị Thúy Hà; Nguyễn, Thị Thu Hiên (2022)

  • Tài liệu được trình bày trong 6 chương. Trong đó, chương 1 trình bày khái niệm và định nghĩa cơ bản về cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Chương 2 trình bày về các kiểu dữ liệu tuyến tính (ngăn xếp, hàng đợi và danh sách liên kết). Chương 3, chương 7 trình bày về các cấu trúc dữ liệu rời rạc (cây, đồ thị). Chương 4 trình bày về đệ quy và giải thuật đệ quy. Chương 5 trình bày một số mô hình thuật toán kinh điển ứng dụng trong Công nghệ Thông tin. Chương 6 trình bày về các kỹ thuật sắp xếp và tìm kiếm. Đối với với mỗi cấu trúc dữ liệu, tài liệu tập trung trình bày bốn nội dung cơ bản: Định nghĩa, biểu diễn, thao tác và ứng dụng của cấu trúc dữ liệu.

  • Bai giang KT Sieu cao tan 2021-đã chuyển đổi.pdf.jpg
  • Bài giảng


  • Tác giả: Nguyễn, Việt Hưng (2021)

  • Với cấu trúc gồm 7 chương, nội dung môn học được thiết kế để cung cấp các kiến thức, khái niệm cơ bản về trường điện từ, mạch siêu cao tần và các công cụ phục vụ tính toán, thiết kế các phần tử mạch siêu cao tần. Trên cơ sở đó, sinh viên áp dụng các kiến thức này để tìm hiểu, phân tích nguyên lý hoạt động của các phần tử điển hình của mạch siêu cao tần như mạch phối hợp trở kháng, mạch lọc, mạch ghép định hướng, mạch trộn, mạch khuếch đại công suất…