Search

Current filters:


Current filters:


Search Results

Item hits:
  • Bài giảng


  • Authors: Nguyễn, Việt Hưng (2021)

  • Với cấu trúc gồm 7 chương, nội dung môn học được thiết kế để cung cấp các kiến thức, khái niệm cơ bản về trường điện từ, mạch siêu cao tần và các công cụ phục vụ tính toán, thiết kế các phần tử mạch siêu cao tần. Trên cơ sở đó, sinh viên áp dụng các kiến thức này để tìm hiểu, phân tích nguyên lý hoạt động của các phần tử điển hình của mạch siêu cao tần như mạch phối hợp trở kháng, mạch lọc, mạch ghép định hướng, mạch trộn, mạch khuếch đại công suất…

  • Bài giảng


  • Authors: - (2021)

  • Chương 1 giới thiệu khái quát về các loại mạng truyền thông hiện nay như mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, giải pháp mạng không dây và vấn đề kết nối liên mạng. Mô hình phân lớp và nguyên lí hoạt động chung của mạng truyền thông được giới thiệu để làm cơ sở cho các nội dung chi tiết tiếp theo. Chương 2 trình bày các vấn đề cơ bản của lớp Vật lí và lớp Liên kết dữ liệu. Các kĩ thuật truyền tín hiệu ở lớp Vật lí, kiểm soát lỗi, điều khiển luồng cũng như điều khiển truy nhập đã được đề cập. Một số công nghệ lớp Liên kết dữ liệu điển hình cũng được giới thiệu như Ethernet, WLAN hay giải pháp kết nối VLAN. Chương 3 trình bày hoạt động của lớp Mạng, các kĩ thuật định tuyến, điều khiển tắc nghẽn cũng như các giao thức lớp Mạng trong Internet. Các đặc điểm công nghệ và kĩ thuật sử...

  • Bài giảng


  • Authors: Bùi Quang Trung; Nguyễn Thị Thu Hằng (2023)

  • Cung cấp cho sinh viên từ các kiến thức cơ bản về hệ thống cảm biến như khái niệm, cấu tạo, phân loại, ứng dụng và thiết kế hệ thống cảm biến, cách thức thu thập, xử lý, các chuẩn và giao thức truyền thông trong hệ thống cảm biến. Gồm ba chương: Chương 1 Tổng quan về hệ thống cảm biến, Chương 2 Thu thập dữ liệu trong hệ thống cảm biến, Chương 3 Chuẩn và các giao thức truyền thông trong hệ thống cảm biến

  • Bài giảng


  • Authors: Nguyễn, Phạm Anh Dũng (2024)

  • Các công nghệ đa truy nhập là nền tảng của các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng. Các công nghệ này cho phép các hệ thống đa truy nhập vô tuyến phân bổ tài nguyên vô tuyến một cách hiệu suất cho các người sử dụng. Tuỳ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên vô tuyến để phân bổ cho các người sử dụng mà các công nghệ này được phân chia thành: đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA), đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), đa truy nhập phân chia theo mà (CDMA), đa truy nhập phân cbia theo tần số (OFDMA) và đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA). Các hệ thống thông tin di động mới đều sử dụng kết hợp các công nghệ đa truy nhập này để phân bổ hiệu quả nhất tài nguyên cho các người sử dụng.

  • Bài giảng


  • Authors: Nguyễn, Phạm Anh Dũng (2024)

  • Cuốn sách này nhằm cung cấp các kến thức cơ sở về các thiết bị thu phát vô tuyến cùng với các kiến trúc khác nhau của một hệ thống thu phát vô tuyến, trong đó chủ yếu 2 TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng tập trung lên các thiết bị thu phát vô tuyến áp dụng trong các hệ thống thông tin di động nói chung và trong 4G LTE và 5G NR nói riêng. Tài liệu này bao gồm năm chương. Ba chương đầu trình bày các kiến thức cơ sở về các thiết bị thu phát vô tuyến: các định lý lấy mẫu băng gốc và trung tần số, các bộ chuyển đổi tương tự sang số và ngược lai, kiến trúc máy thu vô tuyến và kiến trúc máy phát vô tuyến với tập trung lên các thách thức hiệu năng như công suất và tuyến tính của bộ khuếch đại công suất, tạp âm máy thu, nhiễu và các giải pháp giải quyết các thách thức này. Chương bốn...

  • Bài giảng


  • Authors: Nguyễn, Phạm Anh Dũng (2024)

  • Trong các hệ thống truyền thông vô tuyến, anten đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu nó không hệ thống vô tuyến nào hoạt động. Công nghệ anten cho các hệ thống thông tin di động không ngừng phát triển: từ các mảng anten với vài lưỡng cực lên các mảng anten lớn có đến hàng trăm lưỡng cực, từ các mảng anten kết nối đến các đầu vô tuyến bằng cáp đồng trục, đến các mảng anten được tích hợp với các đầu thu phát vô tuyến. Tài liệu này sẽ cung cấp cho các kỹ sư vô tuyến các vấn đề căn bản nhất về lý thuyết anten.

  • Bài giảng


  • Authors: Nguyễn, Phạm Anh Dũng (2024)

  • Truyền dẫn vô tuyến là khâu quan trọng nhất và phức tạp nhất trong mọi hệ thống truyền dẫn vô tuyến. Môi trường vô tuyến là môi trường hở chịu tác đông ngẫu nhiên của pha đinh và che tối của các vật chướng ngại. Các hàm mô hìmh hoạt động của môi trường này là các hàm xác suất phức tạp sẽ được trình bày chi tiết và minh họa bằng nhiều thí dụ để dễ hiểu cho người đọc. Các thí dụ này đều được tính toán và biểu dễn bằng đồ thị dựa trên phần mềm VBA Excel với Add-in bao gồm 200 hàm được định nghĩa bởi người dùng (UDF: User Defiend Function) và hàng trăm mã code được viết dựa trên các UDF này. Các logic xây dựng cá mã code này cũng có thể giúp cho người đọc viết mã code riêng dựa trên phần mềm khác (Matlab chẳng hạn). Tài liệu này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức cơ s...