Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Item hits:
  • Disseration


  • Authors: Cao, Hồng Sơn;  Advisor: TS. Nguyễn, Minh Hồng; PGS.TS. Hồ, Quang Quý (2018)

  • Đối tượng nghiên cứu của luận án là mạng OPS và hiệu năng của mạng OPS. Phạm vi nghiên cứu giới hạn với các mạng OPS đồng bộ phân khe. Tham số hiệu năng của nút và mạng OPS được đánh giá, khảo sát trong luận án này là thời gian xử lý mào đầu, công suất phát quang trung2 bình, hiệu quả sử dụng mạng, xác suất mất gói và tỉ số tín hiệu trên nhiễu quang. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án được xác định bao gồm: (1) nghiên cứu tổng quán về OPS, (2) đề xuất giải pháp cải thiện hiệu năng mạng OPS và (3) kiểm chứng các giải pháp đã đề xuất. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là nghiên cứu lý thuyết dựa trên mô hình giải tích với các công cụ toán học kết hợp với mô phỏng. Luận án sẽ được bố cục thành ...

  • Disseration


  • Authors: Cao, Minh Thắng;  Advisor: GS. TS Nguyễn, Bình (2017)

  • Nội dung của luận án được trình bày theo cấu trúc sau: - “Chương 1: Tổng quan về mật mã và các hệ mật dựa trên vành đa thức”: Nội dung chính của chương này là chỉ ra các hạn chế của các hệ mật dựa trên vành đa thức hiện có và đánh giá các tiềm năng ứng dụng của vành đa thức chẵn R2n trong mật mã. - “Chương 2: Vành đa thức chẵn”: Giới thiệu các kết quả toán học về vành đa thức chẵn R2n và một số vành đặc biệt làm nền tảng cho các hệ mật ở chương sau. - “Chương 3: Các hệ mật dựa trên vành đa thức chẵn”: Trình bày 03 hệ mật QRHE, IPKE và RISKE) trực tiếp dựa trên lớp vành đa thức chẵn R2n được công bố lần lượt trong các công trình [J1], [J3] và [C2] của tác giả luận án. - “Chương 4: Các hệ mật dựa trên vành đa thức chẵn kết hợp với các vành đa thức khác”: Trình bày 03 hệ ...

  • Disseration


  • Authors: Vũ, Thị Thúy Hà;  Advisor: PGS.TS. Lê, Hữu Lập; PGS.TS. Lê, Nhật Thăng (2017)

  • Luận án đã nghiên cứu xây dựng cấu trúc mạng theo cấu trúc phân cấp và cải thiện hiệu năng thuật toán định tuyến trong hệ thống này. Phạm vi nghiên cứu giới hạn với các hệ thống mạng ngang hàng có cấu trúc Chord-DHT. Tham số hiệu năng của hệ thống được đánh giá, khảo sát trong luận án là: Băng thông tiêu tốn, trễ (latency), tỷ lệ trễ dãn cách trung bình, tỷ lệ tổn thất gói tin, độ dài đường tìm kiếm, kích thước bảng định tuyến, tỷ lệ tìm kiếm thành công, chi phí bầu chọn siêu nút. Các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án được xác định bao gồm: (1) Nghiên cứu tổng quan về mạng P2P, (2) Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống mạng P2P và (3) Kiểm chứng các giải pháp đã đề xuất. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là nghiên cứu lý th...

  • Disseration


  • Authors: Nguyễn, Xuân Dũng;  Advisor: PGS.TS Đoàn, Văn Ban; TS. Đỗ, Thị Bích Ngọc (2021)

  • Các đóng góp chính của luận án: • Đề xuất thuật toán REG (Reduce Equivalence Graph) rút gọn đồ thị dựa vào lớp tương đương của các đỉnh theo độ đo trung tâm trung gian. Thực hiện các thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và thời gian thực hiện của thuật toán đề xuất so với thuật toán điển hình sử dụng độ đo trung tâm trung gian. • Đề xuất thuật toán FBC (Fast algorithm for Betweenness Centrality) cải tiến thời gian tính độ đo trung tâm trung gian và đề xuất thuật toán CDAB (Community Detection Algorithm based on Betweenness centrality) cải tiến thời gian phát hiện các cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội rút gọn dựa vào độ đo trung tâm trung gian. Thực hiện các thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và thời gian thực hiện của thuật toán đề xuất CDAB so với thuật toán gốc Girvan-Newman...

  • Disseration


  • Authors: Nguyễn, Thị Hương Thảo;  Advisor: PGS.TS. Vũ, Văn San; TS. Nguyễn, Ngọc Minh (2021)

  • Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung sau: - Đề xuất các phương pháp mới nhằm cải thiện hiện năng nén cho mã hóa video phân tán bao gồm phương pháp được thực hiện tại phía mã hóa và nhóm các phương pháp thực hiện tại phía giải mã. - Đề xuất các kỹ thuật tạo thông tin phụ trợ mới để cải thiện hiệu năng nén cho mã hóa video phân tán liên lớp.

  • Disseration


  • Authors: Ngô, Thị Thu Trang;  Advisor: PGS. TS. Bùi, Trung Hiếu; TS. Nguyễn, Đức Nhân (2021)

  • Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận án được chia thành 4 chương với nội dung cụ thể như sau. Chương 1 trình bày các vấn đề về kĩ thuật OFDM và triển khai trong truyền dẫn quang cũng như các kết quả nghiên cứu tiêu biểu liên quan, từ đó đề xuất hướng nghiên cứu thực hiện Luận án. Mô hình giải tích đánh giá hiệu năng hệ thống OFDM quang dưới ảnh hưởng của tổng thể các yếu tố tác động đến từ các thành phần của hệ thống được xây dựng trong chương 2. Nội dung hai đóng góp được trình bày lần lượt trong chương 3 và chương 4 của Luận án.Mục tiêu chính của luận án này là nghiên cứu để đề xuất được giải pháp cải thiện hiệu năng cho các hệ thống OFDM quang. Các hướng nghiên cứu được lựa chọn để đạt được mục tiêu này là tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu PAPR và các giải pháp g...

  • Disseration


  • Authors: Phạm, Mạnh Tuấn;  Advisor: PGS.TS. Lê, Mỹ Tú; TS. Vũ, Tuấn Lâm (2017)

  • Luận án được bố cục thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan về giải pháp bảo mật dữ liệu thời gian thực trên mạng IP Chương 2: Cải tiến thuật toán mật mã khối Spectr-128 dùng cho bảo mật truyền dữ liệu thời gian thực Chương 3: Xây dựng một số thuật toán mã khối dựa trên các lớp nguyên thủy mật mã F2/1 và F2/2 Chương 4: Phát triển nguyên thủy mật mã F2/4 và xây dựng một số thuật toán mật mã khối

  • Disseration


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn;  Advisor: PGS.TS. Võ, Nguyễn Quốc Bảo; TS. Trương, Trung Kiên (2020)

  • Luận án được cấu trúc bao gồm 04 chương và kết luận, kiến nghị nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan những vấn đề chung. Chương 2: Phân tích, đánh giá hiệu năng hệ thống thông tin vô tuyến chuyển tiếp một chiều sử dụng kỹ thuật thu thập năng lượng. Chương 3: Phân tích, đánh giá hiệu năng hệ thống vô tuyến chuyển tiếp hai chiều sử dụng kỹ thuật thu thập năng lượng vô tuyến. Chương 4: Phân tích, đánh giá hiệu năng hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức sử dụng kỹ thuật thu thập năng lượng vô tuyến; Phần kết luận và hướng nghiên cứu tương lai